Trang

22 thg 10, 2011

CẦN THAM KHẢO - Một số dấu hiệu “sớm” của bệnh đột quỵ

Một số dấu hiệu “sớm” của bệnh đột quỵ

Chúng ta đã đọc thấy trên bảng niêm yết tại bệnh viện, những dấu hiệu của bệnh đột quỵ (heart attack), nhưng có những dấu hiệu “sớm” giúp chúng ta đến gặp bác sĩ gia đình, trước khi bệnh xảy ra?
Các khảo cứu gia đã tìm ra một số dấu hiệu “sớm” của căn bệnh giết người này.
Theo bác sĩ Jonathan Goldstein, bác sĩ chuyên khoa tim của bệnh viện St Miachael’s ở thành phố Newark, tiểu bang New Jersey thì “trái tim và các động mạch là một bắp thịt lớn. Khi bắp tji5t này bắt đầu suy sụp, thì có những dấu hiệu báo trước, đến từ các bộ phận khác trên cơ thể” Sau đây là năm dấu hiệu của bệnh tim sắp sửa đến. Cũng theo khuyến cáo của bác sĩ Goldstein thì nếu bạn thấy hai hay nhiều trong số 5 dấu hiệu sau đây xuất hiện, thì nên gặp bác sĩ gia đình là vừa.

1 Neck pain:
Bạn cảm thấy bắp thịt ở một bên cổ bị đau rút và triệu chứng này kéo dài lâu. Người ta thường không coi trọng triệu chứng này, vì nghĩ là nếu bị đột quỵ thì phải đau mạnh và kéo dài lên đến ngực, chứ không chỉ ở cổ mà thôi. Lý do là những thần kinh của cơ tim bị hư hại, chuyển dấu hiệu đau lên xuống dọc theo cột xương sống đến vai và cổ. Cái đau này trải dài chứ không chỉ quy lại một chỗ như là đau bắp thịt.

2. Sexual problems:
Khi người đàn ông không có khả năng tình dục thì là có vấn đề với trái tim.
Theo một thống kê tại Âu Châu, thì cứ 2 trong ba người đàn ông Âu Châu bị bệnh liệt dương trước đó hàng tháng hay cả năm, thì cuối cùng họ sẽ bị bệnh đột quỵ.

3. Chóng mặt, xỉu hay hơi thở ngắn
Theo một cuộc khảo cứu đã được đăng trên tạp chí y khoa Circulation: Journal of the American Heart Association, thì 40 phần trăm những phụ nữ có triệu chứng thở ngắn và nông, khó thở, đã bị bệnh đột quỵ trong những ngày sau đó. Nếu bạn cảm thấy khó thở khi lên cầu thang, cảm thấy chóng mặt, muốn xỉu, thì nên lại bác sĩ xin khám nghiệm.Nguyên do của sự khó thở là vì mạch máu đến tim bị nghẽn, khiến lượng oxygen đưa đến bộ phận này không đủ

4. Ăn không tiêu, ói mửa và bị đau ngực heartburn
Ăn không tiêu, ói mửa và đau ngực heartburn cũng là những dấu hiệu có thể bị bệnh tim.

5. Đau tai và đau hàm:
Đây cũng có thể là những dấu hiệu khởi đầu của bệnh tim mạch, khi cái đau trải dài từ hàm chạy đến tai.Đặc biệt là việc dùng thoa bóp, chườm nước đá hay ướp nước nóng, vẫn không làm hết cơn đau.

P.S

9 thg 10, 2011

Văn hóa hội nghị - KÍNH THƯA........khó bước qua cái lông vịt!

Câu “Kính thưa” - khó bước qua cái lông vịt
TT - Lão Tử có bảo rằng chuyện dễ (như bước qua cái lông vịt) phải coi nó là khó thì nó mới là dễ. Thánh nói không sai. Chỉ riêng chuyện nhỏ “kính thưa” trong các cuộc hội nghị của nước ta mà hơn bảy năm nay vẫn chưa bước qua được. Bảy năm là chỉ tính từ ngày Chính phủ ban hành nghị định 154 ngày 9-8-2004 về nghi thức nhà nước trong tổ chức mittinh, hội nghị, có quy định rõ ràng về chuyện “kính thưa”.

Minh họa internet
Câu “Kính thưa” trong các cuộc họp là một “lời chào mào đầu câu chuyện”, đơn giản vậy thôi. Trên diễn đàn các nước dân chủ phương Tây, nơi thời gian là vàng bạc, chỉ một câu “Ladies and gentlemen” là cỗ máy đã có thể bắt đầu vận hành. Còn ở xứ ta (có lẽ năm rộng tháng dài chăng) thì... ngay một cuộc họp HĐND xã, dễ cũng phải mất hàng chục phút “kính thưa” đủ các loại quan khách và đại biểu! Chuyện nhỏ như cái lông vịt ấy chắc đã thành vấn đề lớn nên Chính phủ mới phải ra nghị định nói trên.
Nhưng dù đã có chỉ thị từ năm 2004, chuyện kính thưa vẫn gây ra nhiều cuộc bàn bạc ồn ào ngay trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội ba năm sau đó. Bởi vì khắp nơi, mọi chốn làm như “quên” chỉ thị trên, vẫn lan tràn nạn “kính thưa”. Một em học sinh tiểu học cũng có thể tính ra, nếu mỗi bài diễn văn, mỗi lời phát biểu người ta mất 10 phút để “kính thưa” với đầy đủ chức vụ, chức trách kiêm nhiệm của các vị khách thì mỗi năm, với hàng trăm ngàn, chưa nói tới hàng triệu cuộc họp, cả nước mất bao nhiêu thời gian vô ích. Thời gian không còn là vàng bạc mà thành rác rưởi mất rồi. Vì chuyện “kính thưa” ở các cuộc họp Quốc hội là tấm gương, nên vấn đề được nóng lên cũng phải! Chúng ta có thể nhắc lại lời kết luận của chủ tịch Quốc hội khóa X trong cuộc họp bàn năm đó về nghi lễ các cuộc họp: “...
Hiện nay, vẫn còn có những bài phát biểu mà thấy “kính thưa” mãi vẫn chưa kết thúc (...) Do đó cũng nên phải có cải tiến để tránh sự rườm rà”. Vậy mà đến nay hình như người ta vẫn chưa bước qua được cái lông vịt. Cho nên bốn năm sau (2011), Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong đề án cải tiến hoạt động lại phải đặt ra vấn đề “kính thưa”. Chủ tịch Quốc hội khóa XI nói: “Không nên mở đầu phát biểu nào cũng phải “kính thưa” tất cả, từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tới Quốc hội. “Kính thưa” như thế chỉ nên ở những phát biểu quan trọng, chẳng hạn như khai mạc kỳ họp. Còn sau đó, chỉ cần “kính thưa Quốc hội” là đủ”.
Hai khóa Quốc hội tuy dùng dao mổ trâu làm thịt gà mà vẫn chưa dứt điểm được chuyện “kính thưa”, đủ biết cái lông vịt khó bước qua thế nào. Bởi vì ai cũng biết, nếu trên hội trường Quốc hội các vị thay mặt dân, được quyền miễn trừ, vẫn “kính thưa” tràn lan thì làm sao ngăn được “kính thưa” ở các cuộc họp xóm? Nếu nghiêm chỉnh thực hiện được, các cuộc họp của Quốc hội sẽ có chất lượng hơn, ít nhất cũng tiết kiệm được thời gian, điện đóm và nhiều của cải vật chất khác của xã hội. Và quan trọng hơn, đỡ nhàm chán.
Hàng chục năm không dứt điểm được chuyện “kính thưa”, nguyên nhân không chỉ là người ta thích hình thức rườm rà hay không biết tiếc thời gian mà là vấn đề văn hóa, là ý thức dân chủ của mỗi người nên mới khó.
Nếu trên diễn đàn, anh ý thức được mình đang phải tranh thủ thời gian luôn quý hiếm để làm việc, đóng góp ý kiến chứ không phải giao đãi lấy lòng ai, khi anh tự tin, hiểu được mình là ai, trách nhiệm của mình là gì mình có quyền phát biểu đến đâu thì anh sẽ biết quý thời gian như vàng bạc. Khi trên diễn đàn, trước micro, anh tự cảm thấy mình được bình đẳng với người nghe ở dưới (mọi người sinh ra đều bình đẳng mà), anh đang phát biểu ý kiến đóng góp trong một cuộc họp dân chủ chứ không phải đang trình sớ lên “hoàng thượng sáng suốt”, dù anh chỉ là anh Hai Lúa hay một ông bộ trưởng thì người nói người nghe phải coi trọng lẫn nhau.
Mọi người đến đây để nghe, để bàn chứ không phải đến ra lệnh cho anh. Thật sự làm chủ được mình thì anh sẽ không rối trí, líu lưỡi, không cảm thấy có “kính thưa” bao nhiêu cũng chưa đủ, chưa vừa, không nơm nớp mình đang phạm tội tày đình là quên mất ai đó. Và anh không vã mồ hôi, bài phát biểu của anh đi vào lòng người, cuộc họp có chất lượng hơn, vì anh và nhiều người như anh đã bước qua được cái lông vịt!
Cái lông vịt nhỏ mà không là nhỏ vậy!

Tám Thủ Đức sưu tầm trên báo mạng